Tìm kiếm

14 tháng 4, 2011

Tri thức Vs. Tri thức nhìn từ chùa của Thích Học Toán

Nhặt về từ chiếu Cụ Hinh - http://nuocdenchan.com/ ngày 8/4/2011

Thày Thichhoctoan không phải là một nhà khoa học tháp ngà. Tất nhiên mai kia nếu thày mà chán nhiều chuyện quá, có khi thày quay về tháp ngà khoa học cho xong.

Thày Thichhoctoan cũng không phải là thánh nhân, và không tự ảo tưởng về chuyện đó. Thày có thể có lúc đúng lúc sai. Tuy nhiên lại có ít người khác say sưa ảo tưởng về chuyện này, và mê làm hiệp sĩ dạy thánh nhân.

Cho đến hôm nay, thày Thichhoctoan thể hiện tinh thần nhập thế, trách nhiệm, đóng góp, và thày kì công cho những mong ước thúc đẩy nền khoa học, giáo dục, văn hóa nước nhà.

Và khi cần thiết, thày thể hiện rõ ràng ý thức trách nhiệm của mình trước xã hội. Xã hội có thể đồng ý hay không với ý kiến của thày, đó là tự do.

—-

Nhưng sự nổi tiếng của thày Thichhoctoan lại làm ta buồn phiền về những câu chuyện khác xung quanh đó.

Nhiều sự nhiệt tình của giới media mang tính hời hợt về thày, vô hình chung chúng cổ vũ cho tư duy hời hợt.

Vài danh hiệu hứng chí được cấp ứng cho thày, nhiều khi để có lợi cho người cấp ứng, gây hiệu ứng lôm côm.

Và trên hết, điều buồn phiền nhất, là ta thấy ở nhiều nơi sự ganh tị, lòng đố kị, tính nhỏ nhen, tâm lý vặt vãnh, suy nghĩ hời hợt , lập luận soi mói, thể hiện ra trên một số lượng không ít người Việt có chữ, nằm ở mức độ báo động. Trong số này có cả khá nhiều trí thức người Việt đang sống và làm việc ở những nơi rất thuận lợi về vật chất và tinh thần, như ở Âu Mỹ.

Lớp trí thức như cái đồng hồ đo huống trạng của xã hội.

Cái này không còn là câu chuyện liên quan riêng đến thày Thichhoctoan nữa. Nó rõ ràng là một căn bệnh văn hóa sẵn sàng phát tiết ra khi gặp cơ hội.

Nghĩa là ngày mai nếu có ai đó thành công và nổi tiếng, gần như, hoặc ngang như, hoặc hơn cả thày THT, thì người đó sẽ phải chịu trận cùng cảnh.

Với người thành công đó, nó là một sự khó chịu và tổn thương dai dẳng. Nhưng ở tầm cá nhân, quá hơn thì ở tầm gia đình riêng.

Nhưng với xã hội, đó là một sự đào thải về tiến hóa.

Thay vì ta có một xã hội hào hứng chào đón và khai thác những cơ hội tốt đẹp được mở ra, ta sẽ có một xã hội rình mò những gì nảy nở để say sưa chà giày chúng, đua tranh làm thui chột chúng.

Lòng đố kị tưởng mình chiến thắng nhờ làm thui chột, hạ bệ được đối thủ, nhưng sự nông cạn và chua chát của nó không biết rằng nó đang gặm nhấm và thủ tiêu chính những chủ nhân của căn bệnh trầm luân này.

Sự nát rữa về văn hóa này khá tuyệt vọng.

Hãy cho chính bản thân mình một cơ hội, bằng việc diệt trừ đi mỗi ngày một chút ít những mầm bệnh đố kị ganh ghen này.

Cụ Hinh

Hết dẫn

Bàn :

Khi trước lúc anh Châu sắp thành “người đương thời”, mình đã lo lo rằng không khéo anh sắp phải từ giã một số thú vui xả xìtrét của mình khi căng đầu về các công thức toán học. Nay quả thật anh Châu đã phải rút vào “hoạt động bí mật” rồi. Chùa anh tạm gác chuông rồi !

Âu cũng là cái giá của sự nổi tiếng, mặc dù chắc anh Châu cũng chẳng màng cái sự nổi tiếng này đâu !

Ôi cái thói đố kị của con người mình.

Hình như người ta càng có nhiều chữ trong đầu thì càng hay “loay hoay” thì phải. Nhớ khi xưa Madam có lần tâm sự “nhiều lúc chỉ muốn làm người cắt cỏ, trồng hoa, vui với thiên nhiên……” nghiệm ra bây giờ thật chí lý !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét