Tìm kiếm

30 tháng 7, 2011

Hiệu ứng truyền thông

Câu chuyện xảy ra trong cuộc thi tài năng âm nhạc Hàn Quốc, khi chàng thanh niên 22 tuổi – Choi Sung-bong với chất giọng tuyệt vời đã làm hàng triệu con tim xứ củ sâm thổn thức.

Sẽ không có gì đáng nói nếu không có sự tuýt còi của chính phủ Hàn Quốc về trường hợp công ty truyền thồng đã PR hơi “phô” cho background của Choi Sung-bong từ một cậu bé bán dạo, mồ côi, đam mê âm nhạc rồi tự học tập để trở nên tài năng ngày hôm nay…… Theo cơ quan chức năng của Hàn Quốc, việc cài thêm quá khứ đáng thương của Sung-bong vào đã làm cho cuộc chơi cạnh tranh hơi thiếu lành mạnh.

Tuy nhiên trên góc độ giải trí - truyền thông thì những tình tiết này lại rất đắt cho việc tăng fan của Sung-bong, và ở đây thì công ty truyền thông đã làm quá tốt vai trò của mình. Không thể phê phán họ vì đã lái các trái tim của khán giả bằng những tình tiết có tính bi kịch cuộc đời của Sung-bong. Suy cho cùng mục đích của các bên đã đạt được và còn hy vọng gì hơn nữa khi có hàng trăm các cuộc thi tài năng, show games, idol này idol kia….. diễn ra trong một năm ở Hàn Quốc.

Cuối cùng chỉ là JUST FOR FUN rồi “ …mua vui cũng được một vài trống canh”.

Vấn đề nguy hiểm ở chỗ có người nhìn vào hiện tượng được “bơm vá” như vậy trên các phương tiện truyền thông để tự thiết lập những quy chuẩn có phần lệch lạc về “đặc điểm kỹ thuật" của một số hình mẫu con người, giả dụ như : “nếu làm giám đốc thì phải lừa lọc, gian - tham” – “con nhà nghèo, học giỏi, đỗ thủ khoa đại học, trở thành người thành đat, giúp ích cho xã hội” - “tài sản những người giàu có phần nhiều là do bóc lột, lừa lọc mà có”….. Như vậy quả là bi kịch !

Truyền thông không có lỗi trong những sự việc như vậy, họ cần làm vậy vì đó là nghề của họ, vấn đề là bộ filter và CPU của các audience bị lỗi khi không hoạt động hoặc không đủ mạnh để sử lý nguồn thông tin mà thôi.

(đường dẫn Youtube mượn từ VMC’s blog)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét